Thiên Xá Nhật – Ngày Tha Thứ Tội Lỗi … !

Thiên Xá Nhật bao gồm các Ngày :
Mùa Xuân : Lấy Ngày Mậu Dần …
Mùa Hạ : Lấy Ngày Giáp Ngọ …
Mùa Thu : Lấy Ngày Mậu Thân …
Mùa Đông : Lấy Ngày Giáp Tý …

Thông thường trong dân gian các Thầy xem ngày thường chọn dùng Thiên Xá làm cát nhật. Một năm thường có từ 4 – 8 ngày Thiên Xá mà thôi. Bởi Lục Thập Giáp Tý 60 ngày là một vòng, một mùa thì có độ 90 ngày. Như vậy mùa nhiều thì có 2 ngày, mùa ít thì chỉ có 1 ngày. Trong thuật Trạch Cát (Chọn Ngày)được coi là ngày Ngọc Đế tha thứ tội trạng của chúng sinh, lấy Đạo Trời – Đức Đất mà hóa dục quần sinh. Lợi dụng điều này, cầu phúc, xá tội, hóa sát, tiêu tai đều lợi cả. Thông Thư có luận về Thiên Xá như sau: “Ngày Thiên Xá nên tế lễ, cầu phúc, cầu chức, ăn chay, kết hôn, sửa mộ, tạo mộ Tốt Lành. Con người ta sống ở đời, khó có được việc gì toàn vẹn không ít thì nhiều đều sẽ làm phương hại đến sự vật khác, từ đó dễ chịu hậu quả xấu. Cho nên cách tốt nhất nên mỗi mùa chọn lấy ngày Thiên Xá, bày đồ chay cũng lễ, sám hối tội lỗi, như vậy sẽ giảm được Chướng Nghiệp, tăng trưởng Phúc Đức, mọi việc sẽ như ý.
Bất luận âm hay dương trạch , nếu đã phạm vào các hung sát , tất nhiên hung họa sẽ đến ngay , các loại hóa giải thần sát đều là nên né tránh , người hiểu biết không phạm đến các loại thần sát , nên tránh nên né , được vậy cầu phúc đắc phúc , cầu tài đắc tài , cầu quan đắc quan , cầu nhân duyên đắc nhân duyên , tâm tưởng sự thành , hữu cầu tất ứng . Còn nếu bất hạnh phạm phải thần sát , mà bắt buộc phải làm thì có một phương pháp có thể giải trừ các loại hung thần ác sát , đó là :
Thông Thư luận bàn ngày Thiên Xá như sau : “ NgàyThiên Xá Nhật mà tế tự , cầu phúc , cầu tự , trai đàn , kết hôn , giá thú , sửa mộ , chôn cất , Tốt .”
Thiên Xá nhật mùa xuân là ngày Mậu Dần , mùa hạ là ngày Giáp Ngọ , mùa thu là ngày Mậu Thân , Đông là ngày Giáp Tý .
Đạo nói : “ Trời sinh dưỡng vạn vật , mà tha thư cho các tội lỗi , Giáp Mậu là Thiên Can Chi Đức , Tý Ngọ là Âm Dương Chi Thành , Dần Thân là Âm Dương Chi Lập , từ đó can phối chi mà thành Thiên Xá , mở ngục xóa oan , ban ơn , tha tội , cầu phúc , tất cả đều rất tốt lành . Cũng tốt khi khởi công tu tạo , nhập trạch , làm trăm sự đều cát tường . Người đời thường lấy ngày đó để tu tạo mộ mả cực tốt .
Đồ Lễ:
Hoa Quả Bánh Kẹo ! Đồ Chay ! Rau Luộc ! Sữa ! Mật Ong ! Đường Cục ! Bỏng ! Gạo Muối ! Trà Nước Rượu mỗi thứ 3 chén (Ly) tượng trưng Tinh – Khí – Thần ! Có Thể Dùng Chút Tiền Vàng Bố Thí Âm Hồn Cô Nhỡ !
Năm Cây Nến Đỏ ! Chín Cây Nhang (Cửu Ngũ Chí Tôn) xoay mặt về hướng Thiên Xá Đáo phương (Mỗi Ngày Chân Thiên Xá sẽ khác nhau )
Đọc Kinh Văn Sau 7 lần Toàn Bài :
Nam Mô A Di Đà Phật ! (3 lần)
Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát ! (3 lần)
Phật Đạo Hoan Duyệt An Thần Vị !
Gia Đường Trù Tác Tất An Ninh !
Thổ Địa Long Thần Vô Cấm Kỵ !
Thiên Địa Giáng Phúc Bất Tư Nghì !
Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát Ma Ha Tát ! (3 Lần)
Chân Thiên Xá Nhật Niệm Phần Hương ! Tạ Thiên Tạ Địa ! Tạ Chư Phật ! Tạ Bồ Tát, Thanh Văn Duyên Giác ! Tạ Chư Tiên ! Chư Thánh ! Chư Thần ! Tạ Chư Thiên Long Quỷ Thần cập các Quyến Thuộc ! Tạ Lục Tạ Sư Tạ Á Rặc ! Tạ Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại Thân Bằng Quyến Thuộc Nhiều Đời Nhiều Kiếp ! Hôm nay ngày Chân Thiên Xá … Chúng Con …(Tên Họ Tuổi Địa Chỉ) Đồng Đẳng Hợp Gia ! Cụ Biện Vật Phẩm Chi Nghi … Lễ Tuy Bất Túc ! Thành Kính Hữu Dư ! Cầu Xin Sám Hối ! Xá Tội Cầu Phúc (Hoặc Cầu gì tùy mình …) Cẩn Cáo !
Cẩn Thỉnh Thiên Thanh ! Phụng Thỉnh Địa Linh ! Hương Yên Trầm Phù Ứng Càn Khôn ! Hương Yên Ngũ Thái Phù Vân Thượng Thiên Đình ! Hương Thần Phần Yên Thần Thông Vạn Lý ! Phần Hương Khí Phụng Thỉnh Tam Quan Đại Đế ! Thiên Quan Tử Vi Đại Đế Lai Tứ Phúc ! Địa Quan Thanh Hư Đại Đế Lai Xá Tội ! Thủy Quan Động Âm Đại Đế Lai Giải Ách ! Bái Thỉnh Tam Quan Đại Đế Giáng Lai Lâm ! Cứu Thế Cứu Dân Cứu Đệ Tử (Tín Nữ) … Tứ Phúc Giải Ách Xá Tội Đại Quang Minh ! Quan Lộ Phong Quang Thất Tinh Hành ! Đại Bi Đại Nguyện ! Đại Thánh Đại Từ ! Đại Hiển Oai Linh ! Cấp Như Tinh Hỏa Luật Lệnh Sắc !
Cúng Lễ Tam Tam Quan – Thiên Quan – Địa Quan – Thủy Quan:
Tam Quan Tụng:
– Khể thủ quy y Thiên Địa Thủy. Tam Quan Đại Đế Từ Bi Chủ. Thần Công Diệu Đức Bất Tư Nghì. Cẩn Vận Nhất Tâm Quy Mạng lễ.
Thượng Nguyên Tứ Phúc Thiên Quan Đại Đế Thần Chú:
– Chân đô nguyên dương, Tử Vi chi Tôn, tự nhiên đại thánh, Tứ Phúc Thiên Quan, thống nhiếp Thiên Tướng, khu sử Quỷ Thần, minh chung kích cổ, thừa xa tử vân, đội trượng thiên vạn, tổng lĩnh Thiên Binh, địch trừ hung uế, khu trọc Thần Thanh, Ngọc Đế Hữu Sắc.
Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan Đại Đế Chú:
– Trung Nguyên Xá tội, Thất Nguyên Khí Quân, Thái Dương Động Diệu, Chủ Địa Chi Tôn, Linh Quân Đại Thánh, Xã Tắc chi Thần, tư sinh vạn vật, trưởng dưỡng quần sinh, địch trừ hung ác, tảo đãng ma tinh, thừa long kỵ hổ, du biến Càn Khôn, cứu hộ quần luân, khiển tà quy chính, bảo mệnh trường tồn, quyên tiêu cửu hoành, quắc diệt ngũ ôn, lưu tường giáng phúc, dữ Đạo hợp Chân.
Hạ Nguyên Giải Ách Thủy Quan Đại Đế Chú
– Hạ Nguyên giải ách, Thủy Phủ chi Tôn, Động Âm Đại Đế, Dương Cốc Thần Quân, Phù Tang Cung Chủ, Thanh Lãnh chi Thần, thừa Long hư Khí, sưu tróc Tà Tinh, khu lôi xiết điện, dịch xử Phong Vân, bình ba phục lãng, hải yếu hà thanh, cảm hữu Yêu Quỷ, chiếp nhiễu sinh linh, thốn thi vạn đoạn, bất đắc lưu đình, cấp cấp như luật lệnh.
Tam Quan Tổng Cáo:
-Chí Tâm Quy Mạng Lễ !
Duy Tam Thánh Nhân. Nãi Nhất Thái Cực. Phổ Thụ Hạo Kiếp Gia Chi Mệnh. Đỉnh Ưng vô lượng phẩm chi bao. Tử Vi thanh hư động âm. Tổng lãnh công quá. Tứ phúc xá tội gải ách. Phổ tế tồn vong. Đạo Quan chư Thiên. Ân đàm Tam Giới. Đại Ni Đại Nguyện. Đại Thánh Đại Từ. Tam Nguyên Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế. Tam Cung Cửu Phủ, Cảm Ứng Thiên Tôn.
Tán Thán:
– Tam Nguyên ủng hộ. Vạn Thánh đồng minh. Xá tội giải ách. Tiêu tai chướng công. Đức quảng vô biên. Phúc thọ tăng diên. Tứ phúc giáng cát tường. Tam Quan Xá Tội Thiên Tôn.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com bái soạn

“Chiêu Tài Đồng Tử” Mời Gọi Thần Tài – Thần Tiền Vào Nhà

Như muốn có được Tiền Tài tăng tiến, sự nghiệp thuận lợi, buôn bán tăng tiến, có một phương pháp hữu hiệu là Trưng Bày hoặc Phụng Thờ Chiêu Tài Đồng Tử. Chiêu Tài Đồng Tử có thể giúp đem lại cả Chính Tài, Thiên Tài, Thăng Tiến Thuận Lợi cho nên bất luận người làm văn phòng, sếp điều hành, người buôn bán kinh doanh hay ngay tại gia đình đều nên Trưng Bày và Phụng Thờ … Vị trí sắp đặt căn cứ theo các tiêu chuẩn “Tài Vị” của phong thủy học. Phàm là Nhà Mới hoặc Cửa Hàng, Văn Phòng mới khai trương nhập hỏa, chọn ngày giờ tốt bố trí đặt Chiêu Tài Đồng Tử, đều có được hiệu quả tốt đẹp! Theo phương pháp Phong Thủy chọn tượng Chiêu Tài Đồng Tử thì tốt nhất nên chọn tượng bằng gỗ Liễu hoặc gỗ Hoàng Dương, như không có cũng có thể dùng tượng bằng Gốm Sứ (Diêu Tài) hình Tượng hai tay ôm đĩnh vàng hoặc trên tay cầm xâu tiền, dưới chân có nhiều tiền vàng, sau khi điểm nhãn khai quang, sắp đặt vào chỗ thờ cúng đều đặn tất kết quả tốt.
Vật Phẩm: 1 cặp tượng “Chiêu Tài Đồng Tử” (cầm xâu tiền, cầm nguyên bảo đều được)
Chọn Ngày: Chọn một ngày đẹp thuận lợi cho Cầu Tài, tốt nhất là phù hợp với Gia Chủ.
Trình Tự:
1.Đốt 8 Cây Hương.
2.Đặt tượng Chiêu Tài Đồng Tử tại vị trí Tài Vị (hoặc đặt cùng ban thờ Thần Tài – Thổ Địa). Mỗi tháng vào ngày mùng 2 và Sau Rằm (16) thành Tâm đốt hương Lễ Bái “Chiêu Tài Đồng Tử” niệm bài khấn (Chú) “Chiêu Tài Tiến Bảo” 7 hoặc 21 lần.
“Chiêu Tài Tiến Bảo Chú”: – Thiên linh linh, Địa linh linh, Thành Tâm bái tỉnh Chiêu Tài Đồng Tử Đại Tiên, chiêu lai ngũ phương tài lộ, nạp tiến Hoàng Kim Vạn Lượng Ngân Tài Nguyên Cổn Cổn quy Khố Trung, cấp cấp như luật lệnh !
– Có một điều chúng ta hay thấy mà lại ít hiểu, vào ngày Tết ở các chợ bán đồ trang trí hay bán cặp hình mà chúng ta hay gọi là “Tiên Đồng Ngọc Nữ” thực ra đó chính là “Chiêu Tài Đồng Tử” và hay dán tại cửa nhà tức là để kêu gọi, chuyển vận tiền tài vào cửa nhà mình hay gọi theo chuyên môn là “Tiếp Dẫn Thần Tài” …

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

 

Trai … Nhâm có Tài … Gái … Nhâm đi hai lần đò

Trong Tử Vi Đẩu Số nếu xét trong Tứ Hoá thì có lẽ là những người đứng Can Nhâm do bởi Can Nhâm thì có Thiên Lương – Hoá Lộc; Tử Vi – Hoá Quyền; Tả Phụ – Hoá Khoa; Vũ Khúc – Hoá Kị … Do Sao Thiên Lương vốn dĩ là một sao chủ về che trở gặp hung hoá cát, khi hoá lộc tức trở thành muốn có tài lộc phải gặp hung tai trước (cái này giống cặp Sao 7-9 trong Huyền Không Phong Thuỷ) thêm nữa Thiên Lương là Sao về Từ Thiện cho nên xét về Tiền Tài là tán ra chứ không phải là gom về … Tử Vi là sao về Quyền Uy khi hoá Quyền thì quyền chồng lên quyền trở thành độc đoán, cố chấp ngang bướng không nghe ai … thêm nữa từ vị trí của Tử Vi thì Vũ Khúc sẽ ở thế Tam Hợp mà ở tuổi Nhâm thì Vũ Khúc hoá Kị (quá đen cho đội bán kem) do Vũ Khúc là Sao Tài cũng là Sao Cô Quả cho nên khi hoá Kị thì Tiền Tài kém đi mà Cô Đơn Cô Độc tăng lên (Ít tiền ai chơi) duy có Tả Phụ hoá Khoa thì học hành thi cử đỗ đạt tương đối (Học giỏi mà nghèo) song Tả Phụ vốn là Sao cấp Ất (cấp độ 2 – trợ tinh) mà cần có đi cặp với Hữu Bật mới đầy đủ sức mạnh … như vậy số phận của tuổi Nhâm ( sinh năm có đuôi là số 2) khá là Bôn Ba Vất Vả và như thế nó hợp với Đàn Ông hơn bởi khi đối phó với Khó Khăn Gian Khổ thì Đàn Ông vẫn có Sức Mạnh và Ý Chí hơn ! Cũng bởi thế mới có câu “Trai … Nhâm có Tài … Gái … Nhâm đi hai lần đò (cầu) “

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Làm 3 Được 7 ! Bạn là Ai ?

Khi The Nhu Hong

Trải qua một năm Dịch Bệnh đã đem lại rất nhiều sự biến động, phá hoại, tấn công vào mọi lĩnh vực. Năm nay cuối cùng sẽ ra sao? Năm nay đối với Bạn sẽ là một năm vất vả ngược xuôi hay là một năm nhẹ hành thu về, làm 3 được 7 ? Kỳ thực mỗi lần thế giới trải qua một sự biến đổi, cũng lại có hàng loạt Cơ hội phát sinh, trong đó nếu là người có Cách Cục Tử Vi Tốt nắm bắt được Cơ hội, Khí Thế Như Hồng làm 3 được 7 là chuyện chẳng mấy khó khăn! Xin xem phân tích dưới đây:
Cung Mệnh Lưu Niên Có Liêm Trinh – Thất Sát: Nhẹ Nhàng Thu Về
Vận Thế thịnh vượng, có nhiều mối quan hệ tốt, một năm mọi sự đều có sự dễ dàng. Dễ bởi vì bản thân có Vận Khí tốt, lại thêm được Quý Nhân trơh giúp, mọi sự nhe nhàng như chơi, làm một được hai.
Cung Mệnh Có Thiên Cơ: – Vận Thế Tăng Cao
Xuân đến hoa đu nở, một năm Vận Tốt đến liền liền; Tâm Tư tế nhị, suy nghĩ vững vàng bình tĩnh, lại có cái nhìn chuẩn xác, nhìn rõ toàn cục, lại có được sự giúp đỡ của “Người Lớn” nhất định sẽ có Thu Về không ít.
Cung Mệnh Có Thiên Tướng: – Mượn Lực Phát Lực
Thuận buồm xuôi gió, nhẹ như Mây Bay, đây chính là người năm 2021 có thể mượn Lực để phát Lực; Dễ dàng tạo ra điểm Cao từ đó tạo Thế, dựa Thế phát Lực nên có thể nói là Lực tăng theo cấp số nhân, hiệu suất cực đỉnh; Tuy nhiên cũng là một năm bận rộn có nhiều việc phải giải quyết. Nên dùng tốt sức giúp từ bên ngoài, thu về chắc chắn đáng kinh ngạc.
Trên đây là những Mệnh Cách Tử Vi có khả năng đạt được Hiệu Suất Cao của sự nỗ lực. Các yếu tố được tính đến là Đại Hạn, Lưu Niên và Cung Mệnh … càng mạnh nếu là Cung có Thái Tuế đóng trấn, xa rời 6 Sát Tinh. Sẽ có nhiều yếu Tố khác nhau để quyết định Vận Thế của một người trong một năm Tốt hay Xấu. Song chỉ cần có sự xem xét kỹ càng và vận dụng thì năm 2021 nhất định là một năm tốt với các Mệnh Cách trên.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Mọi thứ trong Lòng Bàn Tay – 12 Con Giáp

Bàn Tay 12 Địa Chi - Con Giáp

Dưới đây là vị trí 12 Con Giáp ở trên lòng Bàn Tay … sau khi thuộc vị trí này thì cứ 2 vị trí ngang hàng nhau là Nhị Hợp với nhau ví dụ : Tý với Sửu, Dần với Hợi, Mão với Tuất … cách nhau 3 vị trí thì là Tam Hợp ví dụ Dần – Ngọ – Tuất, Hợi – Mão – Mùi … cứ 4 vị trí hợp lại thành 1 nhóm được quy định là Tứ Sinh: Dần Thân Tị Hợi là Tứ Sinh, Tý Ngọ Mão Dậu là tứ Vượng, Thìn Tuất Sửu Mùi là Tứ Mộ … trong nhóm 4 này cứ 2 vị trí từng cặp đối xung nhau nên gọi là Tứ Hành Xung ví dụ Dần thuộc Mộc đối xung với Thân là Kim; Tị là Hoả xung với Hợi là Thuỷ ! Tứ Mộ là Thìn Tuất Sửu Mùi là các Hành đã quy tàng (mộ khố) nên tính xung không còn nặng nữa bởi vậy Thìn Tuất Sửu Mùi không tính là Tứ Hành Xung … Tứ Hành Xung không hẳn là xấu, khi hội tụ đủ cả bốn thì nó thành cân bằng và phát triển hài hoà ! Tuy nhiên ở bộ Dần Thân Tị Hợi có 1 điểm đặc biệt là khi có bộ 3 Dần – Thân – Tỵ là bộ Vô Ân Hình … Dần – Thân – Hợi thì là Vô Lễ Hình … ngoài Tam Hình thì còn có Nhị Hình như Mão – Tý hoặc Tự Hình như Ngọ – Ngọ, Thìn – Thìn và Hợi – Hợi …

Người học Mệnh Lý tất nên học hiểu và thuộc vị trí 12 Địa Chi (Con Giáp) trên bàn tay, sẽ rất thuận lợi cho học tập và Toán Mệnh !

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Đại Bi Chú Tạng Truyền Phật Giáo

“Đại Bi Chú” là một Bản Kinh vô cùng quan trọng và diệu dụng trong Phật Giáo ! Tuy nhiên do sự chuyển ngữ và đường lối Truyền Thừa mà mỗi truyền thống Phật Giáo truyền ra Đại Bi Chú có sự hơi khác biệt, song về công dụng thì hoàn toàn tương đồng. Hiện tại ở Việt Nam từ lâu truyền thường dùng một Bản mà có hai cách Dịch đó là Bản Đại Bi Chú 84 câu dịch theo Phạn – Hán – Hán Việt và Phạn – Việt ! Bản này có 84 Câu cốt lõi có nguồn gốc tiếng Phạn là Nīlakantha Dhāranī (Ni-la-căn-tha Đà-ra-ni) được truyền từ Bắc Ấn vào Trung Hoa theo chân các vị Thánh Tăng (Bất Không Kim Cương, Kim Cương Trí, Chỉ Không …) rồi lan tỏa vào các nước Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản …

Gần đây xuất hiện thêm Bản theo truyền thống Tạng truyền Phật Giáo, Bản này ngắn gọn hơn thường được biết đến với tên Đại Bi Chú Tạng Truyền tức Ekadasa hoặc Thập Nhất Diện Quán Âm Chú (Tâm Chú của Đức Quán Âm hiện thân có 11 khuôn mặt) ! Bản này lan truyền trên mạng Internet diễn xướng dưới dạng ca khúc có nhạc nên được nhiều người nghe và tụng theo. Sau đây là phiên âm ra tiếng Việt (Mọi sai sót do người viết ! Xin hồi hướng công đức tới Chư Phật ! Bồ Tát ! Tổ Thầy cùng Ức Ức Chúng Sinh !)

 – Nam Mô Ra Na Tra Za Zaaaaaaa !

Nam Mô Ay Zaaa Cha Na !
Sà Gá Raa ! Vê Lô Cha Nà !
Bu Ha Rát Cha Za !
Ta Thá Ga Ta Zàaaa
À Là Há Tê !
Săm Ză Săm Bút T’ay Zàaa !
Nam Mô Sari Oa !
Ta Tha Ga Tê Bê !
A Ra Ha Ta Bê !
Săm Ză Săm Bút Hê Tê !
Nam Mô A Rí Za ! A Va Lô Ki Tề … !
Su Ray Za Bô Đi Soa Va Zà … !
Ma Ha Soa Va Za !
Ma Ha Ka Ru Li Ka Zà … !
Ta Za ! Ta ! Ôm Đa Ra Đa Ra ! Đi Ri Đi Ri, Đu Ru Đu Ru …
Í Ti Quê ! Ịt Ti Cha Lê Cha Lê
Pu Ra Cha Lê ! Pu Ra Cha Lê !
Ku Su Mê ! Ku Su Ma !
Oa Lê ! I Li Mi Li !
Chít Ti Ja Voa La !
A Pa La Zay Sô Ha !

(Xem video trên để nghe giọng tụng nguyên bản – nghe cũng sẽ tăng trưởng công đức)

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Dùng Trứng Gà Để Kiểm Nghiệm Đất Tốt

Chọn lựa một vùng đất để ở hoặc để chôn táng người thân là một truyền thống văn hóa của Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Từ đó mà xuất hiện bộ môn học thuật Phong Thủy, dùng để phát hiện và trắc nghiệm các vùng đất có Khí trường (năng lượng sống) Tốt hay Xấu. Có rất nhiều tiêu chuẩn, song thực nghiệm là một tiêu chuẩn quan trọng.

Dưới đây xin giới thiệu một phương pháp kiểm nghiệm đất Tốt hay Xấu của một Trạch Đất. Đây là một phương pháp căn bản được các Thầy Phong Thủy xưa thường dùng …
Chuần bị: 

Chọn lấy một quả Trứng Gà Mới Đẻ (Tính đến lúc dùng không quá 3 ngày) tốt nhất là Gà vừa đẻ xong còn ấm nóng
Tiến hành:
– Chọn vùng đất muốn xử dụng
– Đào một cái hố, Dài – Rộng – Cao thứ tự là 60 – 60 – 90 (cm)
– Cẩn thận đặt vào trong hố
– Dùng đất vừa đào lên lấp trở lại
– Đánh dấu cẩn thận để sau này dễ phát hiện
– Một năm sau, đào cẩn thận lấy trứng lên, kiểm nghiệm xem trứng còn tốt không hoặc thực trạng thế nào.
Kiểm Nghiệm:
– Trứng đã hỏng thối, tức là Phong Thủy của đất đó không tốt (không thối thì bình thường)
– Nếu trứng còn tươi nguyên, thì đó là Đất có Phong Thủy Tốt, có thể dùng tuy vậy đây chỉ là bước đầu kiểm nghiệm.
Trên đây là phương pháp được các Phong Thủy Sư xưa dùng để kiểm nghiệm Khí (Trường Năng Lượng) của các đất Tốt Xấu, đa số dùng cho Âm Trạch (Mộ Phần) … Ghi lại hầu các Bạn tham khảo.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Hướng Tốt Của Mộ Trong Nghĩa Trang Quy Hoạch

Vài chục năm gần đây, việc cải cách chôn cất trong mộ phần phát triển, hình thức chôn táng mộ theo ngĩa trang được quy hoạch rất được ưa chuộng, việc này cũng hợp với chủ trương tiết kiệm đất đai của nhà nước. Nhưng có một câu hỏi được đặt ra: Như vậy thì mộ quy hoạch trong nghĩa trang có Phong Thủy hay không ? Tất nhiên là có, song thật khó mà cầu cho được Phong Thủy thật sự hoàn mỹ. Đại bộ phận các nghĩa trang quy hoặc đang được đưa về các vùng bán sơn địa để xây dựng, thường lấy dựa sơn làm căn bản, có một số ít không nhiều huyệt vị ở tại vị trí tốt, chính như Kinh Văn xưa có câu: Nhất Cá Sơn Đầu Táng Thập Phần, Nhất Phần Phú Quý Cửu phần Bần – Một Núi Chôn Mười Ngôi Mộ, Một Mộ Phú Quý Chín Mộ Nghèo”. Có rất nhiều gia đình có quan niệm sai lầm cho rằng khi sống ở vị trí cao thì chết cũng chọn chỗ cao để “Đè đầu cưỡi cổ thiên hạ”, đó thật sự là sai lầm, vì mộ càng ở chỗ cao càng dễ phạm cái gọi là “Cô Phong Sát” đón gió bốn phương, thủy không có thì hỏi làm sao có thể Tụ được Khí. Đặc biệt trong nghĩa trang quy hoạch thường được chia làm nhiều khu, mà trong mỗi khu thì bia mộ chỉ có thể quay về cũng một hướng. Cho nên đây cũng là một vấn đề nan giải để Phong Thủy Lý Khí lựa chọn. Cho nên chọn lựa đất mộ trong khu nghĩa trang, rất khó án theo các lý luận thông thường của Lý Khí phong thủy học. Ngược lại các Phong Thủy Sư rất cần thông biến linh hoạt sử dụng các biện pháp thông thường để chọn lựa, như vậy cần có các kiến thức Lý Thuyết và Thực Hành rất sâu sắc vận dụng mới đạt đến mức tối đa. Sau đây là một số điểm tôi tổng kết:
1.Tránh Gió (Tỵ Phong) cố gắng chọn lựa chỗ không có gió thổi hoặc ít gió, đặc biệt tránh xa chỗ sau lưng có Ao Phong;
2.Cố gắng tránh trước mộ có nước xung xạ hoặc thẳng đến thẳng đi;
3.Tốt nhất là trước mặt có Triều Sơn và đê án lấy làm Quan Nội Khí;
4.Trái Phải tốt nhất có Sa hộ vệ.
5.Lập đương vận vượng sơn vượng hướng hoặc lập hướng thu cát thủy trước mặt.
6.Lấy độ số Hướng Bia lập Tinh Bàn Huyền Không, lấy Tọa Mộ lập Tinh Bàn Đại Huyền Không sao cho được thu Thủy, khứ Thủy ở vào Lý Khí tốt, lại phù hợp Thiên Tinh !

Mo Phan
Thao Tác Địa Sư Làm Ở Mộ Phần – Căn Chỉnh Hướng

Đây là những điểm khá quan trọng, bởi vì bốn điều trên (Hình Thế) khả năng có những cái làm không được, song vượng sơn vượng hướng thì có thể làm được. Nhưng điều khác không đủ, như có được Vượng Sơn Vượng Hướng hoặc thu Cát Thủy, tuy không thành đại phú đại quý, nhưng cầu nhân tài vưỡng vượng, thuộc nhà Tiểu Khang cũng không thành vấn đề. Điều này tất cần có Phong Thủy Sư cao minh mới có thể làm nổi.Chính là câu “Giang Sơn Nghìn Dặm ! Không Gian Một Hướng”.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Luận Hành Vận

Ngũ Hành Cục
Đại Tiểu Hạn gặp cung vị là Trường Sinh Đế Vượng, tất hanh thông hiển đạt, mọi sự đều cát lợi thuận ý, như nước lên căng buồm vậy.
Đại Tiểu Hạn mà gặp cung vị Mộ Tuyệt Tử, thì mọi việc có xu hướng đi xuống, mọi sự đều không vừa ý.
Thiên La Địa Võng
Đại tiểu hạn đến hai chỗ cung Thìn Tuất (Thìn là Thiên La, Tuất là Địa Võng) nếu có Hỏa Tinh Đà La, tức là liền mười năm hoặc một năm khổ sở. Nếu cung mệnh phúc Tinh Diệu suy kém, nhẹ thì họa hoạn nặng tất tử vong.
Lộc Đáo Mã Đáo
Cái gọi Lộc Đáo Mã Đáo tức là Lộc Tồn hoặc Thiên Mã tọa ở Lục Giáp Tuận Trung Không Vong.
Đại tiểu hạn lưu niên như gặp phải hung hạn Đại Hao, nếu gặp thêm lộc Đáo Mã Đáo thì càng hung.
Nếu trong Đại Tiểu Hạn có các ác diệu như Cự Môn Liêm Trinh Tham Lang Phá Quân Thất Sát, cộng thêm Tứ Sát Không Kiếp, tất gặp nhiều sự đổ vỡ, bất lợi, phá hoại, tổn thương nặng có thể chết.
Đại Tiểu Hạn Lưu Niên
Tiểu Hạn là nền tảng của một năm hiện tại, Thái Tuế là những cái biến hóa gặp phải trong một năm.
Tiểu Hạn cát mà Thái Tuế Hung tức là khó phát triển, an hưởng mà thôi.
Tiểu Hạn hung mà Thái Tuế Cát tức là tuy có cơ hội tốt, nhưng khó khống chế, hoặc được rồi lại mất.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

10 Câu Hiểu Rõ Dịch Kinh (Tiếp Theo)

Câu 3: Phương Thức Biểu Đạt Của Dịch Kinh Như Thế Nào ?
Dịch Kinh biểu đạt bằng Tám Quẻ (Bát Quái) làm căn bản, sau đó dùng 8 quẻ chồng lên 8 quẻ chúng ta sẽ có 64 Quẻ gọi là quẻ kép. Quẻ Kép có thể sắp xếp theo hình Vuông gọi là Phương Đồ hoặc sắp xếp theo hình Tròn gọi là Viên Đồ.
Giải Thích Rõ Hơn:
1. Dịch Kinh bắt đầu xuất phát từ 2 ký hiệu đầu tiên gồm Dương là vạch ngang liền “-” và Âm là vạch ngang đứt “- -” (Cũng gọi là Hào) sau đó hai ký hiệu Dương và Âm được chồng lên nhau (Giao Dịch) thành ra Tứ Tượng (Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm”. Tiếp tục ở mỗi Tứ Tượng được chồng thêm 1 ký hiệu Âm hoặc Dương từ đó chúng ta có được Bát Quái tức là 8 Quẻ. Tám Quẻ này hiện có 2 cách sắp xếp cơ bản là Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái … Có một số thông tin về Trung Thiên Bát Quái nhưng thông tin chung thì vẫn chưa được công bố rộng rãi.
2. Bát Quái gồm Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là 8 đơn Quái, 8 Đơn Quái chồng tiếp lên nhau sẽ thành 64 Trùng Quái tức là Quẻ Kép:
Càn: tức là Trời
Khôn: tức là Đất
Đoài: tức là Nước (Quan điểm này hơi khác với Quan Điểm phổ thông Đoài là Đầm – Hồ)
Ly: tức là Mặt Trời
Chấn: tức là Sấm
Khảm: tức là Mặt Trăng
Cấn: tức là Núi
Tốn: tức là Gió
3. Nói một cách Cụ Thể mỗi một Quái Kép (Quẻ) sẽ có 6 Hào hoặc nói cách khác là do hai Quẻ Đơn ghép lại, thường gọi là Quẻ Nội và Quẻ Ngoại, các Hào Âm Dương sẽ hình thành do các Quẻ Đơn này mà hình thành ra Quẻ Kép và sự tương quan giữa các hào Âm Dương cũng bất kỳ, khi nào 1 Quẻ có các Hào Âm Dương cân đối giữa Nội và Ngoại thì nó được gọi là Quẻ Thuần – tức hai Quẻ Nội Ngoại giống nhau.
Ai từng biết lá cờ của Hàn Quốc thì nó chính là lá cờ tiêu biểu sử dụng các ký hiệu của Dịch Kinh. Trên lá cờ là một biểu tượng Thái Cực ở giữa tượng trưng cho Âm và Dương. Xung quanh biểu tượng Âm Dương là là bốn Quẻ chính của Bát Quái là Càn – Khôn; Thủy – Hỏa … Càn biểu tượng cho Trời Rộng, Khôn biểu tượng cho Đất Lớn; Thủy biểu tượng cho Mặt Trăng – Nước, Hỏa biểu tượng cho Mặt Trời – Lửa … 4 Quái này cũng tượng trưng cho Chính Nghĩa – Giàu Sang; Sức Sống – Trí Tuệ.
4. Trong Dịch Kinh có câu “Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lương nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái” Âm Dương biến hóa bắt đầu từ Thái Cực, từ Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi tức là Âm Dương. Sau đó Âm Dương sẽ tương tác với nhau trong Dương có Âm; trong Âm có Dương, đó là thực nghĩa của hai Khí Âm Dương, sau đó phân thành 4 gọi là Tứ Tượng. Tứ Tượng tức gồm Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm và Thái Âm.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com