Ngày nay hầu như ai cũng biết về Tỳ Hưu … Song để thực sự biết rõ ràng thì lại rất ít.
Thực chất Tỳ Hưu không có phổ biến trong Văn Hóa Gốc (Lại Gốc 😝) của Trung Hoa mà chỉ phổ biến vào đời nhà Thanh (Triều Đại Phong Kiến cuối cùng của Trung Hoa) … theo những ghi chép được tổng hợp lại thì Tỳ Hưu là tên gọi chung chứ đúng thì là gồm Đực và Cái (Hùng & Thư) Đực gọi là Tỳ, Cái gọi là Hưu và công năng cũng có phần khác biệt … Đực sẽ là Vận Tài (Chuyển chở Tài Tiền) và Cái sẽ là Khố Tài (Nhập kho lưu trữ) cái này cũng hơi giống loài Người chúng ta (Chồng làm ra tiền về nộp cho Vợ giữ) … Cho nên khi đi Mua (Thỉnh) về để tăng cường Tài Khí theo phong thủy cần có sự phân biệt … Vậy phân biệt thế nào ?
Theo thông tục (Bây giờ người ta cũng chế tùm lum) xa xưa thì Tỳ là có 1 Sừng (Độc Giác) thân hình diện mạo có phần Uy Mãnh hơn; Còn Hưu có 2 Sừng (Song Giác) vẻ ngoài Hiền Lành hơn (Bên trong không biết sao) … tương ứng vậy khi bày Tỳ Hưu thì con Đực sẽ quay ra con Cái sẽ quay vào (Nếu không tìm được con Cái thì thay bằng Cóc Ba Chân – Kim Thiền Thừ ngậm tiền) …
Vài điều “Trà Dư Tửu Hậu” góp vui cùng các Bạn !
A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com