Nhà Ở Cực Sợ “Xuyên Đường Sát” … Hóa Giải Làm Sao ?

Không Khí và Ánh Sáng (cũng như Năng Lượng) đi vào nhà chúng ta đại đa số là từ cửa Chính vào, một phần vì cửa Chính sẽ là cửa Lớn nhất, thêm nữa là nơi mọi người thường đi qua cho nên tạo dòng Khí động liên tục. Tuy nhiên không hiểu do các KTS không để ý Phong Thủy hay làm ẩu cho nhanh mà hiện tại rất nhiều Nhà, đặc biệt là các Căn Phòng tại các Chung Cư hiện này tình trạng Cửa Chính (Ra Vào) thông thẳng với Cửa Sau (Ban Công – Cửa Sổ) rất phổ biến … Phong Thủy Học gọi đây là “Xuyên Đường Sát” hoặc “Xuyên Tâm Sát”…
Theo nguyên tắc cơ bản nhất của Phong Thủy là “Khúc tất Cát, Trực tất Hung – tức Uốn Lượn thì Tốt, Thẳng Tuột tất Xấu” bởi khi tạo thành một đường thẳng, Khí (năng lượng) đi vào nhà sẽ không đi khắp nhà được mà đi lướt thẳng từ cửa Chính và thoát ra hết tại Cửa Sau. Đồng thời khi khi di chuyển thẳng như vậy nó sẽ tạo ra luồng Gió nhanh hơn bình thường, thường được biết đến là hiệu ứng “Đường Ống” … gặp trường hợp này người trong nhà sẽ thường gặp vấn đề về sức khỏe, tài vận bị hao tán, hay sảy chuyện bất thường (Quỷ Nháo) … Đặc biệt kiểu Sát này càng nguy hiểm khi là nhà Chung Cư vì càng lên Cao, không khí càng loãng, ánh sáng càng nhiều và tốc độ Gió càng Cao. Sát Khí cũng vì vậy mà tồi tệ thêm.
Hóa Giải “Xuyên Đường Sát” Ra Sao ?
Như trên đã nói Xuyên Đường Sát là rất phổ biến và nó được tạo ra bởi hai cửa thông với nhau và một cửa là Cửa Chính đi vào, chính vì vật phương pháp tốt nhất để hóa giải là đặt một vật chắn ở giữa để lái hướng dòng khi thành đi vòng. Hiện nay thì hầu như nhiều nhà ở Chung Cư dùng phương pháp đặt một tấm bình phong để chắn giữa, đem lại hiểu quả tốt. Thêm hiện nay công nghệ CNC cho phép cắt ra những tấm lớn có hoa văn đẹp nên mọi sự cũng dễ dàng và mang tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên nếu không tiện để đặt bình phong và cho đỡ vướng tầm nhìn trong nhà thì người ta có thể dùng quả cầu pha lê có nhiều mặt cắt để treo. Phương pháp treo cầu pha lê này còn có thể hóa giải được trường hợp 1 nhà có đường thông qua ba cửa (Hay gọi là Đường Luồng) … cách treo là tại cửa sau, hoặc cửa giữa nếu là 3 cửa thông nhau.
Xuyên Đường Sát (Xuyên Tâm Sát) thường ảnh hưởng khá lớn nhưng thực tế lại hóa giải khá dễ dàng. Vấn đề là cần quan sát và nhận thức rõ ràng để sớm có biện pháp xử lý thỏa đáng.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Tước Uống Rượu – Ban Cho Chức Tước

Tước uống rượu bắt đầu có từ thời Thương bên Trung Hoa, sang đến Đông Chu thì thịnh hành, kéo dài đến Tần Hán và sau này. Trong thời kỳ đầu nó được đúc bằng Đồng với kỹ thuật tinh xảo, do kỹ thuật đúc đồng khó và tinh xảo nên nó rất quý và thường chỉ được phục vụ cho Hoàng Đế và các Vương lưu hành trong hoàng gia và giới quý tộc, khi đó mỗi khi ban thưởng cho ai đó thì Hoàng Đế ban rượu bằng Tước hoặc tặng cho Tước luôn, thành lệ sau này được thăng quan tiến chức hay ân sủng của Hoàng Đế thì được gọi là Ban Tước (Tặng cho Cốc Uống Rượu) ! Tước có miệng rót ở phía trước và đuôi cao ở phía sau, chính giữa là phần cốc chứa đựng, dưới là ba chân, hai bên thành cốc có hai trụ, một bên của cốc là quai rót … như vậy người ra chỉ có thể uống duy nhất ở một phía mà không thể uống được ở các chiều khác, đương nhiên như vậy lượng rượu rơi ra khỏi miệng sẽ không nhiều … Đỡ phí rượu ! Về tên hình dáng của Tước thì tồn tại đến hai giả thuyết. Một là nói vì nó giống hình dáng của con Chim Sẻ có đuôi và đầu nên chữ Tước chỉ cốc rượu này cũng dùng để chỉ Tước là con Chim Sẻ … Một thuyết khác nói hình dáng Tước uống rượu này lấy nguyên mẫu từ chiếc Guốc của các phụ nữ Quý Tộc xưa, đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa thì gót chân của người phụ nữ được coi trọng hơn hết, khi lựa chọn phụ nữ trong giới quý tộc người ta thường xem gót chân (Kim Liên Tam Thốn – Gót Sen Vàng 3 Tấc) … Một người phụ nữ nếu để một người đàn ông nắm được gót chân thì coi như đã thất thân với người đó (Xem đoạn Tây Môn Khánh hý Phan Kim Liên trong truyện Thủy Hử) ! Khi xưa Ngô Phù Sai sau khi được Việt Vương Câu Tiễn tặng cho hai người đẹp là Tây Thi và Trịnh Đán, liền xây Cô Tô Đài và ở các hành lang chôn các chum gốm ở phía dưới để mỗi khi hai người đẹp đi qua thì nghe tiếng Guốc vang vọng như tiếng đàn, gọi là Hưởng Điệp Lang …
Trong cuốn “Bác Cổ Đồ” có ghi lại cách xử dụng Tước của người xưa như sau: – Tước so với Di Khí (Cũng là đồ uống Rượu) thì nhỏ hơn nhiều, nhưng dùng để Tế Bái Trời Đất, Lễ Kính Quỷ Thần, Giao Tiếp Bạn Khách, đến như Quan, Hôn, Tang, Tế cũng các lễ lạt thì không đâu không dùng, chỗ nào cũng bày biện được thật phổ biến.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com