Đại Bi Chú Tạng Truyền Phật Giáo

“Đại Bi Chú” là một Bản Kinh vô cùng quan trọng và diệu dụng trong Phật Giáo ! Tuy nhiên do sự chuyển ngữ và đường lối Truyền Thừa mà mỗi truyền thống Phật Giáo truyền ra Đại Bi Chú có sự hơi khác biệt, song về công dụng thì hoàn toàn tương đồng. Hiện tại ở Việt Nam từ lâu truyền thường dùng một Bản mà có hai cách Dịch đó là Bản Đại Bi Chú 84 câu dịch theo Phạn – Hán – Hán Việt và Phạn – Việt ! Bản này có 84 Câu cốt lõi có nguồn gốc tiếng Phạn là Nīlakantha Dhāranī (Ni-la-căn-tha Đà-ra-ni) được truyền từ Bắc Ấn vào Trung Hoa theo chân các vị Thánh Tăng (Bất Không Kim Cương, Kim Cương Trí, Chỉ Không …) rồi lan tỏa vào các nước Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản …

Gần đây xuất hiện thêm Bản theo truyền thống Tạng truyền Phật Giáo, Bản này ngắn gọn hơn thường được biết đến với tên Đại Bi Chú Tạng Truyền tức Ekadasa hoặc Thập Nhất Diện Quán Âm Chú (Tâm Chú của Đức Quán Âm hiện thân có 11 khuôn mặt) ! Bản này lan truyền trên mạng Internet diễn xướng dưới dạng ca khúc có nhạc nên được nhiều người nghe và tụng theo. Sau đây là phiên âm ra tiếng Việt (Mọi sai sót do người viết ! Xin hồi hướng công đức tới Chư Phật ! Bồ Tát ! Tổ Thầy cùng Ức Ức Chúng Sinh !)

 – Nam Mô Ra Na Tra Za Zaaaaaaa !

Nam Mô Ay Zaaa Cha Na !
Sà Gá Raa ! Vê Lô Cha Nà !
Bu Ha Rát Cha Za !
Ta Thá Ga Ta Zàaaa
À Là Há Tê !
Săm Ză Săm Bút T’ay Zàaa !
Nam Mô Sari Oa !
Ta Tha Ga Tê Bê !
A Ra Ha Ta Bê !
Săm Ză Săm Bút Hê Tê !
Nam Mô A Rí Za ! A Va Lô Ki Tề … !
Su Ray Za Bô Đi Soa Va Zà … !
Ma Ha Soa Va Za !
Ma Ha Ka Ru Li Ka Zà … !
Ta Za ! Ta ! Ôm Đa Ra Đa Ra ! Đi Ri Đi Ri, Đu Ru Đu Ru …
Í Ti Quê ! Ịt Ti Cha Lê Cha Lê
Pu Ra Cha Lê ! Pu Ra Cha Lê !
Ku Su Mê ! Ku Su Ma !
Oa Lê ! I Li Mi Li !
Chít Ti Ja Voa La !
A Pa La Zay Sô Ha !

(Xem video trên để nghe giọng tụng nguyên bản – nghe cũng sẽ tăng trưởng công đức)

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Dùng Trứng Gà Để Kiểm Nghiệm Đất Tốt

Chọn lựa một vùng đất để ở hoặc để chôn táng người thân là một truyền thống văn hóa của Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Từ đó mà xuất hiện bộ môn học thuật Phong Thủy, dùng để phát hiện và trắc nghiệm các vùng đất có Khí trường (năng lượng sống) Tốt hay Xấu. Có rất nhiều tiêu chuẩn, song thực nghiệm là một tiêu chuẩn quan trọng.

Dưới đây xin giới thiệu một phương pháp kiểm nghiệm đất Tốt hay Xấu của một Trạch Đất. Đây là một phương pháp căn bản được các Thầy Phong Thủy xưa thường dùng …
Chuần bị: 

Chọn lấy một quả Trứng Gà Mới Đẻ (Tính đến lúc dùng không quá 3 ngày) tốt nhất là Gà vừa đẻ xong còn ấm nóng
Tiến hành:
– Chọn vùng đất muốn xử dụng
– Đào một cái hố, Dài – Rộng – Cao thứ tự là 60 – 60 – 90 (cm)
– Cẩn thận đặt vào trong hố
– Dùng đất vừa đào lên lấp trở lại
– Đánh dấu cẩn thận để sau này dễ phát hiện
– Một năm sau, đào cẩn thận lấy trứng lên, kiểm nghiệm xem trứng còn tốt không hoặc thực trạng thế nào.
Kiểm Nghiệm:
– Trứng đã hỏng thối, tức là Phong Thủy của đất đó không tốt (không thối thì bình thường)
– Nếu trứng còn tươi nguyên, thì đó là Đất có Phong Thủy Tốt, có thể dùng tuy vậy đây chỉ là bước đầu kiểm nghiệm.
Trên đây là phương pháp được các Phong Thủy Sư xưa dùng để kiểm nghiệm Khí (Trường Năng Lượng) của các đất Tốt Xấu, đa số dùng cho Âm Trạch (Mộ Phần) … Ghi lại hầu các Bạn tham khảo.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com