10 Câu Hiểu Rõ Dịch Kinh (Tiếp Theo)

Câu 3: Phương Thức Biểu Đạt Của Dịch Kinh Như Thế Nào ?
Dịch Kinh biểu đạt bằng Tám Quẻ (Bát Quái) làm căn bản, sau đó dùng 8 quẻ chồng lên 8 quẻ chúng ta sẽ có 64 Quẻ gọi là quẻ kép. Quẻ Kép có thể sắp xếp theo hình Vuông gọi là Phương Đồ hoặc sắp xếp theo hình Tròn gọi là Viên Đồ.
Giải Thích Rõ Hơn:
1. Dịch Kinh bắt đầu xuất phát từ 2 ký hiệu đầu tiên gồm Dương là vạch ngang liền “-” và Âm là vạch ngang đứt “- -” (Cũng gọi là Hào) sau đó hai ký hiệu Dương và Âm được chồng lên nhau (Giao Dịch) thành ra Tứ Tượng (Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm”. Tiếp tục ở mỗi Tứ Tượng được chồng thêm 1 ký hiệu Âm hoặc Dương từ đó chúng ta có được Bát Quái tức là 8 Quẻ. Tám Quẻ này hiện có 2 cách sắp xếp cơ bản là Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái … Có một số thông tin về Trung Thiên Bát Quái nhưng thông tin chung thì vẫn chưa được công bố rộng rãi.
2. Bát Quái gồm Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là 8 đơn Quái, 8 Đơn Quái chồng tiếp lên nhau sẽ thành 64 Trùng Quái tức là Quẻ Kép:
Càn: tức là Trời
Khôn: tức là Đất
Đoài: tức là Nước (Quan điểm này hơi khác với Quan Điểm phổ thông Đoài là Đầm – Hồ)
Ly: tức là Mặt Trời
Chấn: tức là Sấm
Khảm: tức là Mặt Trăng
Cấn: tức là Núi
Tốn: tức là Gió
3. Nói một cách Cụ Thể mỗi một Quái Kép (Quẻ) sẽ có 6 Hào hoặc nói cách khác là do hai Quẻ Đơn ghép lại, thường gọi là Quẻ Nội và Quẻ Ngoại, các Hào Âm Dương sẽ hình thành do các Quẻ Đơn này mà hình thành ra Quẻ Kép và sự tương quan giữa các hào Âm Dương cũng bất kỳ, khi nào 1 Quẻ có các Hào Âm Dương cân đối giữa Nội và Ngoại thì nó được gọi là Quẻ Thuần – tức hai Quẻ Nội Ngoại giống nhau.
Ai từng biết lá cờ của Hàn Quốc thì nó chính là lá cờ tiêu biểu sử dụng các ký hiệu của Dịch Kinh. Trên lá cờ là một biểu tượng Thái Cực ở giữa tượng trưng cho Âm và Dương. Xung quanh biểu tượng Âm Dương là là bốn Quẻ chính của Bát Quái là Càn – Khôn; Thủy – Hỏa … Càn biểu tượng cho Trời Rộng, Khôn biểu tượng cho Đất Lớn; Thủy biểu tượng cho Mặt Trăng – Nước, Hỏa biểu tượng cho Mặt Trời – Lửa … 4 Quái này cũng tượng trưng cho Chính Nghĩa – Giàu Sang; Sức Sống – Trí Tuệ.
4. Trong Dịch Kinh có câu “Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lương nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái” Âm Dương biến hóa bắt đầu từ Thái Cực, từ Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi tức là Âm Dương. Sau đó Âm Dương sẽ tương tác với nhau trong Dương có Âm; trong Âm có Dương, đó là thực nghĩa của hai Khí Âm Dương, sau đó phân thành 4 gọi là Tứ Tượng. Tứ Tượng tức gồm Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm và Thái Âm.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com