Câu 2: Cốt Lõi Của Dịch Kinh Là Gì ?
– Cốt lõi của Dịch Kinh có thể gọi là “Tam Dịch” tức Giản Dịch (Đơn Giản) Biến Dịch (Thay Đổi) và Bất Dịch (Không Thay Đổi)
Giản Dịch: Ý nói thế giới này Sự Vật rất phức tạp và thâm ảo, song nếu Trí Tuệ của nhân loại đạt tới tối cao thì con người có thể dễ dàng nhận thức và xử lý được.
Biến Dịch: Ý chỉ thế giới vạn sự vạn vật mỗi thời mỗi khắc vẫn luôn biến đổi phát triển, không có một cái gì là bất biến, như nếu không có gì biến hóa Vũ Trụ Vạn Vật khó mà hình thành được.
Bất Dịch: Ý chỉ cái đầu tiên của Vạn Vật Vũ Trụ biến hóa, vẫn có một cái Bất Biến tồn tại, cho dù biến ra vạn sự vạn vật thì vẫn có Bất Biến làm cương kỷ, tức như nói một điều bất biến là vạn vật vạn sự luôn biến đổi.
Cho nên Bất Dịch là nền tảng cân bằng; Biến Dịch là biến hóa phát triển, cũng là mất cân bằng; Giản Dịch là trên thế giới vạn sự vạn vật dù phức tạp đến đâu cũng chỉ dùng hai phù hiệu Âm và Dương để diễn tả. Phát triển biến hóa, mất cân đối là Tuyệt Đối, Mãi Mãi … Cân Bằng là Tương Đối, Nhất Thời.
A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com