10 Câu Hiểu Rõ Dịch Kinh

“Dịch Kinh” là Kinh Điển hàng đầu của nền văn minh Trung Hoa, nó là nguồn gốc của hàng loạt các Kinh Điển khác. Có rất nhiều Văn Minh – Văn Hóa có xuất phát sâu xa từ đây cho nên có thể nói Dịch chính là Thủy Tổ của Văn Hóa – Văn Minh Hoa Hạ. Khoảng từ thời đại đồ đá mới kéo dài liên tục đến nay, Dịch là nhân tố quan trọng của Văn Minh Xã Hội. Dịch Kinh không chỉ là điển chương của Văn Minh mà cũng là ảnh hưởng quan trọng tới Đạo Giáo, Nho Giáo, Đông Y, Văn Học, Thuật Số, Triết Học, Dân Gian Phong Tục …

Câu 1: Dịch Kinh Là Gì ?
Dịch Kinh là bộ sách lớn ghi chép lưu dấu Triết Học, Khoa Học Tự Nhiên và Khoa Học Xã Hội của Trung Hoa từ rất lâu cách đây hơn 3000 năm (hoặc lâu hơn nữa) nó được Tôn Xưng là bộ Bách Khoa Toàn Tư của Trung Hoa từ cả trăm nghìn năm nay, Dịch Kinh có sức ảnh hưởng rất lớn tới Triết Học, Văn Học, Sử Học, Tôn Giáo, Khoa Học tự nhiên và xã hội của nền Văn Minh Trung Hoa.
Nói cụ thể hơn Dịch Kinh và Dịch Truyện hợp thành Chu Dịch; mà Chu Dịch, Liên Sơn, Quy Tàng cũng gọi là Tam Dịch. Liên Sơn là nhận thức về Dịch thuộc thời nhà Hạ; Quy Tàng là nhận thức Dịch của nhà Ân (Thương); Chu Dịch là Dịch Học đời nhà Chu. Khá tiếc Liên Sơn và Quy Tàng đã bị thất truyền

Dịch Kinh cũng gọi là Bản Kinh, gọi tắt là Dịch, bắt đầu thành Sách từ sơ Tây Chu cho đến cuối Chu, cách nay khoảng 3000 năm trước. Dịch Kinh do Quái Từ và Hào Từ (là lời nói về Quẻ và Hào) tổ hợp mà thành. Tổng cộng có 64 Quái (Quẻ) mỗi Quái có 6 Hào thành ra tổng cộng có 384 Hào. Mà Dịch Truyện có 10 Dực (cánh) tức Thoán Thượng, Thoán Hạ, Tượng Thượng, Tượng Hạ, Văn Ngôn, Hệ Từ thượng, Hệ Từ Hạ, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái 10 thiên. Dịch Truyện thành sách gộp vào Chu Dịch khoảng từ Xuân Thu đến Chiến Quốc, là những Chú Thích Phát Huy của Kinh Dịch.
Giới Sử Học cho rằng có bốn Thánh Nhân lớn tạo ra Chu Dịch gồm có Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử; Tức Phục Hy vẽ ra Bát Quái, Văn Vương làm ra Quái Từ, Chu Công viết ra Hào Từ và Khổng Tử soạn ra Dịch Truyện.

(Còn Tiếp)

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Chia Sẻ Lên Mạng Xã Hội

Để lại một bình luận