Tử Vi Đoán Nghiệm


1. Tử Vi Luận Cha Mẹ: Luận về Cha Mẹ thì xem Nhật Nguyệt, Thái Dương lạc hãm thì Cha mất trước, Thái Âm lạc hãm Mẹ mất trước. Cả hai đều lạc hãm hoặc đều miếu thì xem Hóa Kỵ, Thái Dương hóa Kỵ thì bất lợi Cha, Thái Âm hóa Kỵ bất lợi Mẹ. Nhật Nguyệt quay lưng, người sinh ban ngày bất lợi Mẹ, người sinh ban đêm bất lợi Cha, bất kể Miếu Hãm thấy Thái Dương tại Cung Phụ Mẫu tất Cha mất trước, thấy Thái Âm tại cung Phụ Mẫu tất Mẹ mất trước.
2. Tử Vi Luận Anh Em: Luận đoán Anh Em tất xem Thiên Cơ, lấy khoảng cách từ cung Mệnh đến sao Thiên Cơ để định số Anh Chị Em. Như Thiên Cơ tại cung Điền Trạch tất số Anh Chị Em là bốn người. Bởi Cung Mệnh đến cung có Thiên Cơ – Điền Trạch là 4.
3. Tử Vi Luận Con Cái: Luận về Con Cái, lấy Thái Dương làm chủ, Thái Âm làm phụ; Thái Dương, Thái Âm tại cung Dương thì con đầu (Thai Đầu) sinh Nam, Thái Dương Thái Âm tại cung Âm con đầu sinh Nữ. Hỏa Tinh Đà La vào cung Tử Tức tất có sảy thai.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Thất Không Lạc Cung

Trong Tử Vi Đẩu Số có tất cả 7 Sao Không: Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Không, Triệt Lộ Không Vong (Chính Không và Bàng Không), Tuần Không Không Vong(Chính Không và Bàng Không).
Thông thường trong các Sách in ở thị trường thường cho rằng gặp các Sao Không Vong trên sẽ là Xấu, trong đó hai Sao Địa Không và Địa Kiếp còn bị liệt vào 6 Sao Hung (gồm Địa Không – Địa Kiếp và Tứ Sát) đây thực tế là cái nhìn phiến diện và gây ra hiểu lầm, chưa kể nhiều người lõm bõm Hán Học y nguyên chữ Kiếp dịch thành Cướp, mà Cướp tức là Xấu, nhưng thực tế Cướp đâu có “Xấu” … như trong 108 Anh Hùng của Lương Sơn Bạc cũng rất nhiều người là “Cướp Tốt” … Quay lại với Thất Không khi đi vào các Cung sẽ ứng theo Địa Chi của Cung đó mà có sự Khắc Ứng đặc thù, cũng không nhất định là Hung Ác, trong đó xin lấy Địa Không và Địa Kiếp đi vào Các Cung phản ứng với Ngũ Hành tạo thành hiệu ứng rõ ràng, đơn giản như sau:

  1. Thủy Không Tắc Phiếm: Ý chỉ khi hai sao Không đi vào hai Cung Hợi và Tý, chữ Phiếm ở đây là quá độ, tràn lan không có gì ngăn chặn thành ra lụt lội.
  2. – Hỏa Không Tắc Phát: Ý chỉ khi hai sao Không đi vào hai Cung Tị và Ngọ, nếu Cung Mệnh ở đây thì khả năng là Bạo Phát ở tuổi trẻ.
  3. – Mộc Không Tắc Khấu: Ý chỉ hai sao Không đi vào hai Cung Dần Mão, gọi là Khấu tức là Khấu Phần – Giảm Số Lượng ám chỉ rơi rụng, gãy đổ …
  4. – Kim Không Tắc Minh: Ý chỉ hai sao không đi vào hai Cung Thân Dậu, Cung Mệnh gặp trường hợp này tất sớm có danh tiếng lúc trẻ.
  5. – Thổ Không Tắc Hãm: Ý chỉ hai sao Không đi vào bốn Cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi, nói Hãm tức là Lạc Hãm – mắc kẹt, sụp hố.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Chia Sẻ Lên Mạng Xã Hội

10 Câu Hiểu Rõ Dịch Kinh

“Dịch Kinh” là Kinh Điển hàng đầu của nền văn minh Trung Hoa, nó là nguồn gốc của hàng loạt các Kinh Điển khác. Có rất nhiều Văn Minh – Văn Hóa có xuất phát sâu xa từ đây cho nên có thể nói Dịch chính là Thủy Tổ của Văn Hóa – Văn Minh Hoa Hạ. Khoảng từ thời đại đồ đá mới kéo dài liên tục đến nay, Dịch là nhân tố quan trọng của Văn Minh Xã Hội. Dịch Kinh không chỉ là điển chương của Văn Minh mà cũng là ảnh hưởng quan trọng tới Đạo Giáo, Nho Giáo, Đông Y, Văn Học, Thuật Số, Triết Học, Dân Gian Phong Tục …

Câu 1: Dịch Kinh Là Gì ?
Dịch Kinh là bộ sách lớn ghi chép lưu dấu Triết Học, Khoa Học Tự Nhiên và Khoa Học Xã Hội của Trung Hoa từ rất lâu cách đây hơn 3000 năm (hoặc lâu hơn nữa) nó được Tôn Xưng là bộ Bách Khoa Toàn Tư của Trung Hoa từ cả trăm nghìn năm nay, Dịch Kinh có sức ảnh hưởng rất lớn tới Triết Học, Văn Học, Sử Học, Tôn Giáo, Khoa Học tự nhiên và xã hội của nền Văn Minh Trung Hoa.
Nói cụ thể hơn Dịch Kinh và Dịch Truyện hợp thành Chu Dịch; mà Chu Dịch, Liên Sơn, Quy Tàng cũng gọi là Tam Dịch. Liên Sơn là nhận thức về Dịch thuộc thời nhà Hạ; Quy Tàng là nhận thức Dịch của nhà Ân (Thương); Chu Dịch là Dịch Học đời nhà Chu. Khá tiếc Liên Sơn và Quy Tàng đã bị thất truyền

Dịch Kinh cũng gọi là Bản Kinh, gọi tắt là Dịch, bắt đầu thành Sách từ sơ Tây Chu cho đến cuối Chu, cách nay khoảng 3000 năm trước. Dịch Kinh do Quái Từ và Hào Từ (là lời nói về Quẻ và Hào) tổ hợp mà thành. Tổng cộng có 64 Quái (Quẻ) mỗi Quái có 6 Hào thành ra tổng cộng có 384 Hào. Mà Dịch Truyện có 10 Dực (cánh) tức Thoán Thượng, Thoán Hạ, Tượng Thượng, Tượng Hạ, Văn Ngôn, Hệ Từ thượng, Hệ Từ Hạ, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái 10 thiên. Dịch Truyện thành sách gộp vào Chu Dịch khoảng từ Xuân Thu đến Chiến Quốc, là những Chú Thích Phát Huy của Kinh Dịch.
Giới Sử Học cho rằng có bốn Thánh Nhân lớn tạo ra Chu Dịch gồm có Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử; Tức Phục Hy vẽ ra Bát Quái, Văn Vương làm ra Quái Từ, Chu Công viết ra Hào Từ và Khổng Tử soạn ra Dịch Truyện.

(Còn Tiếp)

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Chia Sẻ Lên Mạng Xã Hội