Sự Nhầm Lẫn Về Trực Kiến với Ngày Hoàng Đạo và Hắc Đạo

Chúng ta thường khi có việc lật lịch xem ngày thì thường chỉ chú ý là Hoàng Đạo hay Hắc Đạo. Tuy nhiên Hoàng hay Hắc Đạo chỉ là một phần nhỏ của vấn đề Trạch Cát (Chọn Ngày) nó thuộc vào hệ thống Thanh Long (Hệ thống này khởi theo Tháng – Tháng 1 khởi Tý, Tháng 2 khởi Dần, Tháng 3 khởi Thìn …) tuy nhiên hệ thống Thanh Long chỉ ra Hoàng Hắc Đạo mà không chỉ ra ngày nào nên làm gì … Công năng đó chúng ta thấy ở hệ thống Kiến Tinh (Cũng gọi là Trực Kiến)
12 Sao Kiến (Kiên) Lưu Truyền Gồm Có:
12 Kiến Tinh: Kiến, Trừ, Mãn, Bình Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế. Cách tính trực Kiến là lấy ngày đầu của Tháng có Địa Chi trùng với Địa Chi của Tháng làm ngày khởi đầu Trực Kiến (Kiến Tinh) rồi sau đó thứ tự các ngày tiếp theo là Trừ, Mãn, Bình … Thực ra đây là một kiến thức trong Bát Tự Học (Tứ Trụ Tử Bình) gọi là Nguyệt Kiến tức Địa Chi ngày sinh trùng Địa Chi tháng khi đó Sức Mạnh của Địa Chi ngày sinh sẽ tăng rất mạnh (Đắc Nguyệt Lệnh). Khi phối hợp với hệ thống Thanh Long (Hoàng Hắc Đạo) 12 Kiến Tinh này sẽ được quy nạp vào Hoàng Đạo (Tốt) và Hắc Đạo (Xấu) như sau:
Ca Quyết:
Kiến – Mãn – Bình – Thu – Hắc.
Trừ – Nguy – Định – Chấp – Hoàng.
Thành – Khai Giai Khả Dụng
Phá – Bế Bất Khả Đương.
(Kiến Mãn Bình Thu là Hắc Đạo
Trừ Nguy Định Chấp là Hoàng Đạo
Thành Khai đều có thể dùng
Phá Bế không thể chống lại)
Nói chung đại đa số chúng ta cho rằng Hoàng Đạo là Tốt, Hắc Đạo sẽ là xấu. Thật ra mỗi ngày đều có các Sao Tốt và Xấu lẫn lộn với nhau chứ không có hoàn toàn tốt hay xấu. Nếu ngày Hoàng Đạo mà không hợp người dùng thì cũng thành Xấu hoặc Sự Việc sẽ diễn biến thành Xấu, còn ngày Xấu nếu hợp người dùng thì có thể tạm dùng rồi chọn ra Giờ Đẹp để hóa giải.
Hoàng Đạo và Hắc Đạo thực ra nó chỉ là nói về Thần Sát của một Ngày chứ không hề nói về tốt xấu của Xuất Hành hay Làm Việc. Còn về xem tốt xấu cho người xuất hành hay làm việc thì cần xem nó có phù hợp với Bản Mệnh, Xung Phá với Tuổi rồi Hỷ Kỵ của hạ. Còn xem kỹ hơn cần xem Vận Mệnh họ đang ở giai đoạn nào, Tốt Xấu ra sao chứ không thể căn cứ một cách đơn giản hời hợt bằng Hoàng Đạo và Hắc Đạo.
Chú Thích Thêm:

12 Kiến Tinh cần căn cứ trên Sự Việc để xác định chứ không hẳn chỉ lấy nó làm Cố Định – Bất Biến. (tức hợp Việc hợp Người)
Kiến Nhật: Mọi sự đều có thể.
Trừ Nhật: Xóa cái Cũ đón cái Mới – đại cát.
Mãn Nhật: Tế Lễ tốt, các thứ khác Xấu.
Bình Nhật: Vạn sự đều đại cát.
Định Nhật: Xây bếp, bệ bếp, đặt lò bếp, cỗ bàn, bàn bạc ký kết đại cát, không nên kiện tụng, quan tư, trị bệnh.
Chấp Nhật: Xây nhà, trồng trọt tôt; Dọn nhà, du lịch đi xa xấu.
Phá Nhật: Vạn Sự bất lợi.
Nguy Nhật: Vạn Sự bất lợi.
Thành Nhật: Khai trương, kết hôn, bắt đầu học, ăn mừng tốt; Không nên kiện tụng quan tư, phá dỡ nhà cửa.
Thu Nhật: Thu hoặc, cất trữ, xây bếp, đặt lò; Không nên khai trương, bắt đầu làm gì đó.
Khai Nhật: Khai trương, kết hôn, xây bếp; Tối kị chôn cất mai táng.
Bế Nhật: Vạn sự đều hung.
Cho nên 12 Kiến Tinh Hắc Đạo hay Hoàng Đạo không là tuyệt đối Tốt hay Xấu, cần căn cứ cụ thể sự việc để lựa chọn. Ví như ngày Thu Nhật Hắc Đạo một số như Khai Trương, Kết Hôn là những thứ mang chất Vui Vẻ thì không nên chọn dùng, mà những thứ bảo tồn, cất giữ, thu hoạch lại rất tốt. Đó là ý nghĩa của chữ Thu.

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Để lại một bình luận