Đôi Điều Về Tiết “Thanh Minh”

Nhiều người nhầm lẫn Thanh Minh tính theo Âm Lịch (Nông Lịch) còn nói là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, thật ra không phải vì lịch tiết khí ứng theo Dương Lịch (Lịch Mặt Trời) mở đầu 1 năm là Lập Xuân (ứng với Tây Lịch là 4/2 có năm là 3/2) và 60 ngày sau thì là Thanh Minh … còn mùng 3 tháng 3 là ngày Nạp (Thiên Nạp) tức ngày linh thiêng theo Đạo Giáo Trung Hoa … sau này thành ngày Tết Hàn Thực gắn với câu chuyện người Hiền Giới Tử Thôi thà chịu chết cháy chứ không tham danh lợi trái nghĩa. Người Xưa có câu:
“Thanh Minh truy niệm Tổ Tiên Đức !
Thành được Thân Người Chớ Quên Ân !
Núi cao nước mát nguồn sinh mệnh !
Chắp tay cảm niệm “A Di Đà !” …”
Theo tục xưa tích cũ là dịp con cháu thăm viếng Mộ Phần Cha Mẹ Tổ Tiên, truy niệm công đức làm chỗ dựa cho Tâm Linh ! Cây có gốc, Người có Tổ Tiên !
Thanh Minh là nằm trong hệ thống 24 Tiết – Khí (Tức là 1 Khí và 1 Tiết) nói thêm về chữ Tiết có nghĩa là ở giữa của một Khí (giống như đốt của một cây tre) … Thanh Minh được tính sau Lập Xuân 60 ngày và năm nay là ngày 4/4 Dương Lịch và sẽ kéo dài khoảng 15 ngày lệ xưa lấy dịp này làm ngày truy niệm Công Đức Tổ Tiên cúng lễ mộ phần, tỉa bớt cây cỏ cho bớt rườm rà vì qua một khoảng xuân cây cối phát triển mậu thịnh … Lễ cúng thì tuỳ hỷ, nhưng có thể dùng nước cây Vang pha thêm Ngũ Vị Hương(không phải loại ướp thịt) cúng xong thì rải quanh đất Mộ để tăng thêm cát khí cho Mộ …
Xét trên vòng La Kinh thì Thanh Minh là ở vào giai đoạn của Sơn Thìn đầu Tốn Quái đây là Nguyệt Quật cũng là chỗ gọi là Thiên La (Lưới Trời) đây cũng là chỗ gọi Long Cung … Dương Khí bắt đầu thịnh vượng mà Cứng Rắn lấn át Âm Khí !

A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com

Để lại một bình luận