Dương Trạch tứ đại cục chính dựa trên tiêu chuẩn “thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”. Tứ tượng bao gồm : Thái Âm , Thái Dương , Thiếu Âm , Thiếu Dương .
“Chu Dịch” theo đó mà nói rằng: Đạo là bắt đầu sáng tạo ra trời đất vạn vậ , theo đó mà giúp vật lợi cho dân. Người xưa đã qua một quá trình quan sát lâu dài, dùng hình thức vẽ các quái, để diễn tả mô hình của trời đất, quá trình hình thành của vũ trụ, gồm các quy luật vận động của vũ trũ. “ Hệ Từ Thượng” nói “ Dịch có thái cực, sinh ra hai nghi ( Âm Dương ), hai nghi sinh bốn tượng , bốn tượng sinh tám quái.” Đó là toàn bộ quy luật của Vũ Trụ .
1. Cục Thứ Nhất – Đãng Khí Cục
Nhà ở mà xung quanh không có hộ cục , tám mặt bị gió thổi tất cả tán đãng, nhân vì Âm Phong rất nhiều không hàm chứa được sinh khí bao nhiêu nên còn gọi là Thái Âm Cục.
“Dương Trạch Chỉ Nam” quyết viết “Nhất không tam bế thị hào gia, tam không nhất bế loạn như ma; nhược thông bế lý cầu không pháp, lập địa trân châu mãn lộc xa”
Tam không nhất bế, tức là chỉ một nhà ở mà ba mặt thụ phong (bị gió thổi) gọi là Nhà ở thuộc Cục thứ nhất Nhất Đãng Khí Cục.
Thái Âm Hình Cục:
1. Sinh ra người lười biếng, được sao biết vậy.
2. Không có trách nhiệm sợ việc, sợ làm phiền.
3. Không can đảm .
Thái Âm (Đãng Khí Cục) sinh nhiều tật bệnh về phổi thận. Bách Khí Cục (Khí dồn nén) sinh các bệnh gan, tim. Thận phổi thuộc dương (Kim thủy là âm )tính chất là thu tụ. Mà Đãng Khí Cục, khí không thu mà lại đãng(Tán ra) nên bất lợi cho thận phổi. Gan tim thuộc dương (Mộc Hỏa là dương) tính chất là tán phát. Gặp Bách Khí Cục không tán phát mà lại áp bức, cho nên bất lợi gan tim. Đãng Khí Cục chủ trong nhà xuất kẻ du đãng, không muốn về nhà.
2. Đệ Nhị Cục – Bách Khí Cục
Nhà ở bốn bên bị áp bức, như thú nhốt trong truồng, bốn mặt không có sinh khí hoặc rất ít sinh khí đi vào trong nhà, do đó mà dưỡng khí không đủ . Bách Khí Cục mức độ áp bức quá mạnh gọi là Thái Dương Cục.
Bách Khí Cục sinh ra người tính thô bạo, Bách Khí Cục như tình trạng bị nhốt trong lồng, khí không lưu thông, sinh ra uất bí, nên sinh ra tính người thô bạo. Như thế trong nhà ngày tranh đêm cãi dễ phát các bệnh sốt nóng. Nguyên nhân vì Bách Khí Cục không khí không lưu thông, ẩm thấp nóng bức phát tán, đến không khí trầm uất nóng bức, tất nhiên sẽ phát sốt. Bách Khí Cục việc lưu thông không khí không đều, nên khó có được dưỡng khí nên dễ sinh bệnh gan, tim, chảy máu não.
3. Đệ Tam Cục – Thừa Khí Cục
Nhà ở có tường bao bọc xung quanh, mở ra một cửa nạp khí. Thừa khí cục theo thiên thời gọi là Thiếu Dương Cục. “Dương Trạch Chỉ Nam” nói “Nhất không tam bế, tức là ba mặt che gió một mặt mở thu khí. Đó là cục chứa khí (Tốt).
4, Đệ Tứ Cục – Tụ Khí Cục
Nhà ở mà bốn mặt được bảo vệ, lại không phạm vào áp bức (Bị đè nén) có khoảng không để khí trời và khí đất dung hợp tụ vào trước nhà, từ đó đi vào nhà và người trong nhà hấp thu được. Tụ khí cục còn gọi là thiếu âm cục.
“Dương Trạch Chỉ Nam” nói “Cái lý của sự đóng là phép tìm ở chỗ không, cái đó Phong Thủy Học gọi là phương pháp Tàng Phong Tụ Khí” Tức là nhà ở bốn mặt che gió mà lấy trung gian tụ khí.
A Tư Tiểu Khang – www.phongthuy123.com